Đọc nhạc 6: Dấu hoá (Key signature)
Ở đầu mỗi khuông nhạc luôn có 3 ký hiệu “dẫn đường” cho chúng ta chơi nhạc. Đó là khoá nhạc, số chỉ nhịp và dấu hoá. Đến lúc này thì bạn đã hiểu 2 trong 3 dấu hiệu đó là gì. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu kí hiệu cuối cùng là dấu hoá.
Dấu hoá đơn giản chỉ là ký hiệu cho bạn biết bản nhạc bạn đang cầm trên tay sẽ được chơi với hợp âm chủ là hợp âm nào. Ôi, chưa biết dấu hoá là gì mà lại có thêm khái niệm hợp âm nữa thì làm sao hiểu được? Bạn cứ yên tâm, chúng ta chưa đề cập gì đến hợp âm cả. Trong bài này chúng ta chỉ làm cách nào để hiểu được dầu hoá là cái gì và cách ghi dấu hoá mà thôi. Khái niệm về hợp âm sẽ được để dành cho phần sau này.
Tuy nhiên, ta cũng phải biết một chút về hợp âm chủ
Mỗi bản nhạc đều được xây dựng dựa trên một hợp âm chủ. Đó giống như mặt trời mà tất cả những hợp âm (vệ tinh) khác đều phải xoay quanh nó và giữ đúng quỹ đạo để tạo nên sự hài hoà cho bản nhạc.
Điều đặc biệt là mỗi hợp âm chủ sẽ có một bộ 7 nốt đi kèm với nó, bộ nguyên tắc này là cố định và độc nhất cho hợp âm đó mà thôi. Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy nhìn vào một ví dụ:
VD: Hợp âm Đô trưởng có 7 nốt: Do, re, mi, fa, sol, la, si. Không thăng không giáng. Đây là hợp âm trưởng duy nhất có bộ 7 nốt mà không có thăng hoặc giáng.
– Hợp âm Rê trưởng có 7 nốt: Re, mi, fa#. sol, la,si và Do#. Có 2 dấu thăng nằm ở fa# và do#. Đây cũng là hợp âm trưởng duy nhất có bộ 7 nốt trong đó có 2 dấu thăng
– Hợp âm Mi giáng truởng có 7 nốt: Mi giáng, fa, sol giáng, la giáng, si, do, re. Có 3 nốt giáng. Đâu cũng là hợp âm trưởng duy nhất có bộ 7 nốt trong đó có 3 nốt giáng.
Tóm lại, bạn có thể thấy dựa vào tính chất đặc biệt chỉ duy nhất có 1 hợp âm trưởng có x dấu thăng hoặc x dấu giáng, chúng ta có thể chỉ mặt đặt tên cho tất cả hợp âm chủ dựa theo số dấu thăng giáng của chúng.
VD: Tôi nói hợp âm trưởng có 2 dấu giáng thì đó chỉ có thể là re truởng mà thôi.
Vậy dấu hoá là gì?

Nhìn vào hình ví dụ, bạn sẽ thấy dấu hoá chính là một số dấu thăng hoặc giáng nằm kẹp giữa khoá nhạc và số chỉ nhịp. Nếu đã hiểu nguyên tắc bên trên bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng chỉ cần đếm số dấu thăng hoặc giáng thì ta sẽ biết hợp âm chủ của bản nhạc là gì.
Có tổng cộng 12 hợp âm trưởng và 15 kiểu dấu hoá đại diện cho chúng. Tuy nhiên, lúc này chúng ta hãy cứ mặc kệ và đừng quan tâm xem hợp âm nào thì dấu hoá gì.
Chỉ cần biết cách đọc chúng đã.
Hãy quan sát ví dụ ở hình bên:
1. Hợp âm Rê trưởng (D major) có 2 dấu thăng nằm trên 2 nốt fa và đô. Có nghĩa là trong bản nhạc đó, cứ đến nốt Fa và nốt Đô thì ta phải chơi nốt Fa# và Do#.
2. Hợp âm Mi giáng trưởng (Eb major) có 3 dấu giáng nằm trên nốt Mi, La, Si. Có nghĩa là trong bản nhạc đó, cứ đến nốt Mi, La, Si thì ta phải chơi những nốt giáng.
3. Hợp âm Đô trưởng (C major) không có thăng hay giáng gì cả.
Vậy dấu hoá để làm gì?
Trong âm nhạc, nếu bản nhạc nào cũng được chơi trong cung Do trưởng, không thăng giáng thì chẳng còn gì phải bàn phải không.
Tuy nhiên, giả sử bản nhạc đuợc chơi trong hợp âm Re trưởng chẳng hạn, thì nốt Fa# và nốt Do# sẽ được lập lại hết lần này đến lần khác. Mà bạn biết rằng, dấu thăng hoặc giáng ghi trong bản nhạc chỉ có giá trị trong ô nhịp đó mà thôi. Chẳng lẽ ta cứ phải viết đi viết lại hoài? Thà cứ viết 1 lần ở ngay đầu khuông nhạc thì sẽ tiện hơn không. Vậy thì đó là mục đích của dấu hoá
Thứ tự của dấu hoá
Điểm cuối cùng khá thú vị mà bạn nên biết trước khi chúng ta kết thúc bài này. Đó là các dấu thăng và giáng không xếp lộn xộn đâu, mà có 1 thứ tự nhất định.
– Nếu đó là dấu thăng, thì sẽ thăng theo thứ tự: Fa => Do => Sol => Re => La => Mi => Si
Nghĩa là 1 dấu thăng thì sẽ là Fa#, 2 dấu thăng thì sẽ là Fa# và Do#, 3 dấu thăng thì sẽ là Fa#, Do#, Sol# không có ngoại lệ nào cả.
– Nếu đó là dấu giáng, thì sẽ giáng theo thứ tự ngược lại: Si => Mi => La => Re => Sol => Do => Fa
Nghĩa là 1 dấu giáng thì chắc chắn dấu đó sẽ là Si giáng. 2 dấu giáng sẽ là Si giáng và Mi giáng, cứ như thế đến đủ 7 nốt. không có ngoại lệ.
Cũng là một gợi ý thú vị cho chúng ta dễ nhớ phải không?
– Để thực hiện phương châm “Nhạc lý dễ hiểu nhất có thể”, xin các bạn hãy cùng góp sức xây dựng trang web bằng cách để lại câu hỏi vào bất kỳ chỗ nào bạn cảm thấy lời giải thích không thoả mãn được bạn.
Sự đóng góp của bạn sẽ là sức mạnh lan toả tri thức và đam mê âm nhạc của chúng ta.
Cảm ơn bạn rất nhiều
Tìm kiếm từ google
- dấu hoá trong âm nhạc
- cac not tren hop am do sol mi
- đọc nhạc 6
- giấu hóa dung de lam gi
- các dấu hóa trong âm nhạc
- Trên khuông nhạc dấu hóa được viết ở đâu ?
- ban nhac co dau # o not sol la giong gi
- Dấu hoá co tac dung gi ?
- hai dau thang trog am nhac
- Khóa sol kèm 4 dấu giáng