Đọc nhạc 4: Ô nhịp
Lẽ ra ở bài này, theo đúng trình tự của “giáo khoa” thì chúng ta sẽ tìm hiểu về dấu hoá và số nhịp đầu bản nhạc. Tuy nhiên những lý thuyết ấy khá khó so với “bài số 4″ của chúng ta, nên hãy tạm thời chuyển chúng sang phần cuối. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ô nhịp.
Khi nhìn vào một khuông nhạc 5 dòng kẻ, bạn sẽ thấy khuông nhạc ấy được những vạch thẳng đứng chia ra thành nhiều phần. Bình thường chúng ta rất ít khi để ý đến những vạch kẻ ấy, vì hình như chúng chẳng có tác dụng gì khi ta hát hay chơi đàn thì phải.
Thực ra, từng vạch kẻ ấy sẽ chia bản nhạc thành từng ô nhịp. Nếu bạn đã đọc qua phần nhịp điệu, bạn sẽ thấy rằng, bản nhạc được tạo nên từ rất nhiều những lần lập lại nhịp căn bản của bản nhạc ấy, ví dụ như 1-2-3-1-2-3 hoặc 1-2-3-4-1-2-3-4.v.v. Nếu bạn hình dung rằng nhịp điệu tạo nên phần khung xương vững chắc cho một tác phẩm, thì ô nhịp chính là từng đốt xương của bộ khung ấy.
Điều quan trọng nhất cần nhớ khi tìm hiểu về ô nhịp, đó là tính chất “không bao giờ thiếu” của một ô nhịp. Nghĩa là, cho dù bạn nhìn trên bản nhạc, có thể sẽ thấy những ô nhịp trông có vẻ ngắn hơn, những ô nhịp trông có vẻ dài hơn. Nhưng thực ra trong một bản nhạc, chúng có số nhịp đúng bằng nhau giữa tất cả các ô. Để cho dễ hiểu, bạn hãy hình dung một ô nhịp là một đĩa cân chỉ có thể cân đúng 1kg, bạn có thể đặt 1 quả cân nặng đúng 1kg, hoặc 2 quả, 0.5kg, 4 quả một lạng… tuỳ ý. Nhưng nhất thiết chúng phải đúng 1kg. Cũng có nghĩa là đúng số nhịp căn bản của bản nhạc,
Các kiểu ô nhịp
Bạn có thể xem ở hình bên trên sẽ thấy có 3 kiểu ô nhịp.
Kiểu 1: Vạch nhịp chỉ có 1 đường thẳng, là ô nhịp bình thường nằm trong bản nhạc.
Kiểu 2: Vạch nhịp có 2 đường thẳng, là ô nhịp đánh dấu kết thúc một phần nào đấy của bản nhạc, có thể là phiên khúc, điệp khúc v.v.
Kiểu 3: Vạch nhịp có 2 đường thẳng, một đường bên phải được in đậm, đánh dấu kết thúc bản nhạc.
Ô nhịp để làm gì?
Như trong phần số nhịp đã đề cập, nhịp điệu của bản nhạc phải chắc, phải vững và phải ổn định.
Tuy nhiên, có những bản nhạc khó, chơi với tốc độ nhanh hoặc có những nốt đảo phách, ngừng nghỉ hơi phức tạp thì việc giữ nhịp là không dễ dàng. Lúc đó, người ta chỉ cần nhìn vào ô nhịp và hát hoặc đàn sao cho đảm bảo rằng tất cả các nốt nhạc nằm trong các ô nhịp phải vừa đủ số của vòng nhịp là ổn. Nốt nhạc đầu tiên của ô nhịp tiếp theo cũng chính là nhịp đầu tiên của vòng nhịp tiếp theo.
Ví dụ: Chúng ta tạm thời chưa nói tới những khái niệm cao hơn, ở đây bạn hãy chỉ nhìn vào từng ô nhịp và tổng số nốt nhạc của ô nhịp đó (hãy nhớ tới ví dụ về đĩa cân và số quả cân)
Nhìn vào khuông nhạc, bạn sẽ thấy đây là một đoạn nhạc có nhịp 4. Nghĩa là có 4 phách, 1 và 2 và 3 và 4 và,1 và 2 và 3 và 4.
Do đó, bạn cứ đếm thoải mái, tôi bảo đảm rằng mỗi ô nhịp cho dù có bao nhiêu nốt nhạc, dấu ngắt, nghỉ đi chăng nữa, thì cũng sẽ chỉ đủ 4 phách mà thôi.
Tìm kiếm từ google
- O Nhip
- đọc nhạc 4
- xuong am nhip 3/4
- Viết 2 khuông nhạc nhịp 3/4
- tu hoc nhip trong nhac ly
- trong giu nhip cho nhac
- trog am nhac the nao la ô nhịp
- Tim hieu ve nhip cua nhac House
- tim hieu ve nhip am
- tim hieu ve nhip