Đọc nhạc 3: Nốt nhạc
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về giá trị thời gian của các nốt nhạc và các nốt lặng. Trong một bản nhạc, các nốt nhạc (những nốt tạo thành âm thanh) và những nốt lặng (những nốt không tạo thành âm thanh) sẽ song hành cùng nhau tạo thành giai điệu của tác phẩm.
Chúng ta chưa quan tâm đến cao độ ( do, re, mi v.v.) của các nốt nhạc. Mà chỉ quan tâm đến giá trị của nốt nhạc mà thôi. Cách ghi nốt nhạc thể hiện cho bạn biết 2 điều:
1. Khi nào thì bạn chơi nốt nhạc đó.
2. Nốt nhạc đó sẽ kéo dài trong bao lâu.
Lưu ý rằng những nốt lặng cũng quan trọng trong bản nhạc không kém gì những nốt thường. Vì “nếu bạn có thể thưởng thức âm nhạc, bạn cũng phải học cách thưởng thức những khoảng lặng”. Để các bạn luôn chú ý rằng những nốt lặng cũng hết sức quan trọng, chúng ta sẽ tìm hiểu nốt nhạc và nốt lặng cùng một lúc trong bài viết này.
Để cho dễ hình dung, chúng ta hãy giả sử rằng, bản nhạc mà chúng ta đang ví dụ có nhịp 4, nghĩa là nhịp 1,2,3,4,1,2,3,4. Từ đó ta sẽ tìm được giá trị của từng nốt một cách dễ dàng hơn.
Nốt tròn – Nốt lặng tròn
Là nốt chỉ có một hình tròn duy nhất, đây là nốt nhạc có giá trị lớn nhất, trong bản nhạc có nhịp 4 thì nốt tròn sẽ kéo dài trong 4 nhịp. Để có thể dễ dàng hình dung những nốt khác hãy tưởng tượng giá trị độ dài của nốt nhạc giống như trọng lượng của một bộ quả cân, thì nốt trắng có giá trị bằng 1kg.
Bạn có thể thấy ý hiệu giống một nút bấm đang hướng xuống dưới tương đương với nốt lặng tròn. Thực ra, trong bản nhạc, ký hiệu này sẽ dính vào dòng kẻ nhạc, nên bạn sẽ không nhận thấy hình dạng nút bấm này đâu. Khi nhìn thấy nốt này, các bạn sẽ giữ im lặng trong 4 nhịp.
Nốt trắng – Nốt lặng trắng
Nốt trắng có giá trị bằng một nửa nốt tròn, nghĩa là sẽ kéo dài trong 2 nhịp. Nếu là quả cân, nốt trắng sẽ có trọng lượng 0.5kg. Tương tự như vậy cho nốt lặng trắng.
Nốt đen – Nốt lặng đơn
Nốt đen có giá trị bằng một nửa nốt trắng. Khi nhìn thấy nốt đen, bạn sẽ chơi nốt nhạc đó trong 1 nhịp. Nếu là quả cân, đây sẽ là quả có trọng lượng 250 gram.
Nốt móc đơn, nốt móc kép
Nốt móc đơn có giá trị bằng một nửa nốt đen. Nghĩa là khi bạn gõ một nhịp thì bạn có thể chơi được 2 nốt móc đơn.

Và cũng tương tự như thế cho nốt móc kép và nốt móc ba, giá trị của chúng sẽ được chia nhỏ hơn nữa. Trong vòng 1 nhịp, bạn phải chơi được 4 nốt móc kép và 8 nốt móc ba.

Dấu nối (dấu liên)
Thực ra, dấu nối hay còn gọi là dấu liên, chỉ là các nốt móc đơn, móc kép hoặc móc 3, tuy nhiên người ta sẽ dùng dấu liên để diễn tả những nốt này một cách nhanh chóng và đỡ tốn giấy mực hơn mà thôi.
Dấu chấm dôi
Cũng là một cách để tiết kiệm thời gian. Khi bạn nhìn thấy một dấu chấm ngay phía sau một nốt nhạc, điều đó có nghĩa rằng nột nhạc này sẽ có giá trị gấp 1,5 lần nốt nhạc bình thường.
Nốt tròn có chấm dôi tương đương với 6 nhịp (4 x 1.5 = 6)
Nốt trắng có chấm dôi tương đương với 3 nhịp ( 2 x 1.5 = 3)
Nốt đen có chấm dôi tương đương với 1.5 nhịp ( 1 x 1.5 = 1.5)
Và cứ tiếp tục như thế.
Tổng kết
Bạn có thể xem bảng sau để thấy được tổng giá trị của các nốt nhạc, hãy ghi nhớ và đi tiếp sang bài về ô nhịp, bạn sẽ thấy giá trị nốt nhạc có ý nghĩa quan trọng như thê nào.
Tìm kiếm từ google
- not nhac
- cách học nhịp nốt nhac
- cách đọc nốt nhạc
- doc not nhac co ban
- not moc don
- cach doc not nhac
- Not nhac 3 4
- đọc nhạc 3
- tìm hiểu các cung trong nốt nhạc
- cach doc not moc don not đen cham luu